Các bước đơn giản để bảo dưỡng máy chạy bộ tại nhà
- Người viết: Tuan Dang lúc
- Tin tức
- - 0 Bình luận
Làm thế nào để có được một chiếc máy chạy bộ đảm bảo luyện tập hằng ngày và tuổi thọ cao thì vấn đề bảo dưỡng máy chạy bộ thường xuyên tại nhà chính là một giải pháp cực kì cần thiết. Cùng tìm hiểu xem "chăm sóc" máy chạy bộ như thế nào cho đúng và cách thực hiện nhé.
1. Những chi tiết cần bảo dưỡng trên máy chạy bộ điện
Máy chạy bộ dù đắt hay rẻ cũng không phải là tiêu chí duy nhất và hàng đầu để đánh giá tuổi thọ của nó. Bởi thế mà việc chăm chút lau chùi và bảo trì máy chạy bộ thường xuyên là điều cần thiết.
Đối với chiếc máy chạy bộ hiện đại không có quá nhiều chi tiết, những bộ phận mà bạn có thể bảo trì bảo dưỡng tại nhà cũng không phải khó để thực hiện:
- Motor động cơ máy chạy bộ điện
- Băng tải máy chạy bộ
- Ván máy chạy bộ (băng chuyền máy chạy bộ)
Ngoài các chi tiết cần được bảo dưỡng bằng dầu nhớt đặc biệt thì các bộ phận khung sườn của máy chạy bộ, bẳng điều khiển, tay vịn, vành đai máy chạy cũng nên được lau chùi thường xuyên. Không đến mức ngày lau một lần những tối thiểu tuần một lần nên lau chùi qua các bộ phận này.
Model máy chạy bộ điện ELIFE T-50AD
Với những thao tác bảo dưỡng đơn giản bạn có thể tự làm tại nhà. Nhưng với những chi tiết bảo dưỡng chuyên sâu hơn, nếu bạn chưa thật sự tự tin để tháo lắp các bộ phận ra bảo trì thì hãy gọi nhân viên sửa chữa máy chạy bộ chuyên nghiệp đến bảo dưỡng tại nhà.
Một gợi ý dành cho bạn là bạn có thể gọi đơn vị đã bán máy cho bạn yêu cầu được bảo dưỡng sản phẩm tại nhà sẽ có mức chi phí tốt hơn.
2. Những vật dụng cần chuẩn bị trước khi bảo dưỡng máy chạy bộ
Vật dụng sử dụng trong quá trình bảo dưỡng máy chạy bộ cũng rất đơn giản và dễ chuẩn bị, chỉ có một số loại vật dụng chuyên dụng bạn có thể mua tại các cửa hàng sửa chữa máy chạy bộ hay tại chính đơn vị đã bán máy chạy bộ đó cho bạn. Cụ thể một số vật dụng gồm:
- Hai chiếc khăn lau sạch, chất liệu mỏng, không quá dày, có tính bắt bụi.
- Bộ tuốc nơ vít đi kèm máy chạy bộ
- Dầu tra băng tải máy chạy bộ bằng silicon
- Mỡ tra motor động cơ.
3. Cách thực hiện bảo dưỡng máy chạy bộ
Chúng ta sẽ bắt đầu với các công việc vệ sinh máy chạy bộ điện đơn giản mà chưa cần đến chuyên môn bạn cũng có thể thao tác được. Sau đó sẽ làm việc với các chi tiết cần sự tỉ mỉ hơn là phần động cơ và bo mạch, các bạn chú ý theo dõi chi tiết đừng bỏ xót thao tác nào nhé.
- B1: Lau chùi khung máy máy chạy bộ
Bộ phận này bạn chỉ cần dùng khăn mềm khô lau chùi sạch sẽ từ phần màn hình điều khiển đến tay vịn, xuống hai bên thanh đỡ, vỏ hộp động cơ và đến hai bên vành đai máy chạy bộ.
Khăn lau sử dụng trong phân đoạn này bạn có thể dùng loại khăn có kích thước to hơn để lau chùi, không dùng khăn bị đã bám bụi bẩn hoặc ẩm ướt để vệ sinh các chi tiết này.
- B2: Kiểm tra các chi tiết kỹ thuật trên máy chạy bộ
Bộ phận dễ kiểm tra nhất là phần băng tải, bạn kiển tra xem lớp băng tải sau thời gian dài sử dụng có bị trùng hay không. Nếu bị trùng, bạn nên cân nhắc độ căng của thảm chạy cho thích hợp (ngay cả khi máy chạy bộ mới vừa mua, bạn cũng nên kiểm tra độ căng và trao đổi thêm với nhân viên kỹ thuật để căng chỉnh đúng độ với chi tiết này).
Kiểm tra ván máy chạy bộ (bằng chất liệu gỗ MDF cao cấp) có còn nguyên vẹn hay không
Bôi trơn băng tải máy chạy bộ: Có hai hình thức tra dầu cho băng tải (thảm máy chạy bộ) cũng tương ứng với hai loại công nghệ sản xuất khác nhau được sử dụng cho dòng máy chạy trên thị trường hiện nay.
Hệ thống tra dầu tự động bôi trơn băng tải máy chạy bộ dễ dàng.
- Với công nghệ tra dầu tự động, bạn chỉ cần nhỏ lượng dầu bôi trơn băng tải máy chạy bộ nhất định theo chỉ định của nhà sản xuất trên bao bì sản phẩm vào bộ phận ngay bên cạnh hộp động cơ trên đầu băng tải. Hệ thống sẽ tự động phân phối lượng dầu này lên ván chạy của máy chạy bộ mà không cần thao tác thủ công.
- Với công nghệ bôi trơn băng tải thủ công, thì việc đầu tiên là bạn kiểm tra độ căng của thảm, nếu quá căng không thể nhấc được lên bạn cần điều chỉnh bằng cách sử dụng bộ tuốc nơ vít đi kem và vặn điều chỉnh ở ngay phần đuôi của vành đai máy chạy. Sau đó bạn nhấc hai bên thảm chạy lên nhỏ dầu silicon vào bên trên ván máy chạy bộ theo một đường thẳng. Thao tác với cả hai bên của thảm chạy.
Tra dầu thủ công cho thảm máy chạy bộ.
- B3: Bảo dưỡng motor động cơ máy chạy bộ
Bộ phận chổi than trong động cơ máy chạy bộ.
Đối với bộ phận motor động cơ máy chạy, nếu bạn là dân cơ khí kỹ thuật có thể tự tháo lắp bảo dưỡng tại nhà. Nếu không phải, chúng tôi khuyên bạn sử dụng dịch vụ sửa chữa máy chạy bộ đến hỗ trợ. Hoặc liên hệ đơn vị bán máy chạy bộ cho bạn để yêu cầu bảo dưỡng định kỳ máy chạy bộ.
Đây là bộ phận “đầu não” này của máy chạy, vì thế bạn cần:
- Tra mỡ vòng bi động cơ
- Thay chổi than khi chổi than bên trong động cơ đã sử dụng hết (than đã bị mòn sau thời gian sử dụng, trung bình chổi than có thể sử dụng 2-3 năm).
- Vệ sinh bộ phận chổi than.
Nên sử dụng loại mỡ bôi trơn động cơ máy chạy bán tại các cửa hàng sửa chữa hoặc tại chính cửa hàng bán máy chạy bộ (tuy nhiên tại cửa hàng bán máy chạy bộ hầu hết chỉ bán cho khách hàng đã mua máy chạy của họ nên các bạn có thể cân nhắc). Ngoài ra còn phần bo mạch của máy chạy bộ cũng cần quét vệ sinh bụi định kỳ.
Tiến hành bảo dưỡng động cơ:
- Sử dụng bộ tuốc nơ vít đi kèm máy chạy để tháo vỏ hộp động cơ bên trên băng tải để nhấc bộ động cơ ra hoặc bạn để nguyên vậy để lau chùi.
- Sử dụng bình xịt bụi, máy hút bụi mini hoặc chổi cọ sơn loại nhỏ mềm để quét sạch bụi quanh các chi tiết trong động cơ. Có theer tháo rời hoặc không tháo phần bo mạch, dùng chổi cọ sơn mềm để quét sạch bụi bề mặt của bo mạch.
- Tra mỡ cho vòng bi bên trong động cơ
- Lau cọ sạch bụi phần cổ góp, thay than khi chổi than đã chạy hết.
- Dùng khăn mềm lau bụi mặt ngoài của động cơ.
- Sau khi vệ sinh xong lắp lại về vị trí cũ và bắt vít thật chặt (bắt vít lỏng khiến cho máy chạy bị kêu khi hoạt động).
- B4: Kiểm tra ván máy chạy bộ
Bộ phận ván máy chạy bộ (bộ phận đỡ bên dưới băng tải/thảm máy chạy bộ) được làm bằng chất liệu gỗ MDF chắc chắn, tùy vào từng thương hiệu mà chất lượng và độ dày của băng chạy ra sao và cũng ảnh hưởng đến độ bền của máy chạy bộ. Thông thường, bộ phận này chỉ được thay khi ván chạy bị gãy.
Ở hai trục hai đầu trước và sau của ván chạy có hai vòng bi, bạn cũng cần tra mỡ định kỳ để cho vòng bi hoạt động trơn tru và vận hành máy chạy nhẹ nhàng hơn.
Trên đây là tất cả những gì cần được bảo trì bảo dưỡng trong quá trình sử dụng máy chạy bộ để tập luyện tại nhà. Ngoài ra còn một số những lưu ý quan trọng khi bảo dưỡng cũng như trong quá trình sử dụng mà bạn cần thiết quan tâm.
4, Một số lưu ý khác
Người sử dụng cần lưu ý trong quá trình sử dụng cũng như bảo dưỡng máy chạy bộ tại nhà gồm:
- Tránh làm đổ nước lên băng chuyền máy chạy bộ (là toàn bộ phần ván chạy và thảm chạy). Khi bị đổ nước lên trên băng chạy cần dùng khăn thấm nước lau khô thật nhanh. Nếu thời gian dài bị ngấm nước xuống dưới cần lau cả phần ván chạy và dùng dầu bôi trơn lại thảm chạy bộ.
- Chú ý KHÔNG ĐƯỢC tra dầu vào dây curoa từ động cơ sang con lăn. Nếu lỡ tay làm dính thì phải lau sạch vì nếu không khi máy hoạt động, chạy bộ dễ bị trượt.
- Căng chỉnh lại thảm chạy bộ vừa phải không quá trùng nhưng cũng không quá căng. Trong quá trình căng có thể bật cho băng chạy hoạt động.
- Chỉ tra dầu mỡ bôi trơn vào các vị trí đã nêu trên mà KHÔNG tra dầu trực tiếp lên động cơ.
- Khi bôi trơn băng tải máy chạy bộ, không dùng quá nhiều dầu silicon, tra quá nhiều dầu có thể làm băng tải hoạt động quá trơn, giảm độ ma sát của thảm chạy với ván sàn. Như vậy rất nguy hiểm khi chạy bộ.
- Bắt vít thật chặt các chi tiết kỹ thuật sau khi tháo lắp, không bỏ sót ốc vít nào.
- Khi máy chạy bị kêu rất có thể là bộ phận nào đó bị bắt vít còn lỏng.
Ngoài ra, Trong quá trình tập luyện bạn nên sử dụng khăn để thấm mồ hôi nhằm hạn chế rơi mồ hôi lên máy chạy bộ.
Hy vọng với những chia sẻ này, các bạn sẽ có thể tự bảo dưỡng được máy chạy bộ tại nhà một cách dễ dàng và đạt hiệu quả tốt. Đừng quên "chăm sóc" máy chạy bộ của mình mỗi ngày bạn nhé. Chúc các bạn thành công!