GIỎ HÀNG
Hiện chưa có sản phẩm
TỔNG TIỀN: 0₫
Xem giỏ hàng Thanh toán

Các bài tập phục hồi tổn thương gân và dây chằng

Người tham gia chơi thể thao thường gặp phải những chấn thương ngoài ý muốn, trong đó các chấn thương về gân và dây chằng là thường gặp nhất. Nguyên nhân dẫn đến chấn thương này là những va chạm trong quá trình vận động vì vậy rất khó để phòng tránh được.

Bài viết này Động Lực Shop sẽ đưa ra các bài tập phục hồi tổn thương gân và dây chằng để những bạn gặp phải loại chấn thương này có cách điều trị hiệu quả nhé!

1. Các  bài tập phục hồi cơ bản

Các chấn thương về gân và dây chằng ở mức độ nhẹ thường bình phục được trong thời gian ngắn. Tuy vậy người gặp chấn thương cũng không nên chủ quan vì nếu không được xử lý và phục hồi đúng cách thì tình trạng bệnh có thể ngày càng nặng lên.

Khi gặp các chấn thương này bạn nên thực hiện theo các bài tập sau để các tổn thương có thể hồi phục nhanh nhất:

Cải thiện tình trạng khớp xương

Các tổn thương gân và dây chằng thường có những triệu chứng như đau nhức khớp, đau cơ, sưng ở cục bộ, khó cử động,…

Chấn thương về gân và dây chằng ở mức độ nhẹ sẽ dễ bình phục hơn

Chấn thương về gân và dây chằng ở mức độ nhẹ sẽ dễ bình phục hơn

Bài tập này sẽ giúp các cơ ép và giãn ra nhiều nhất, bao gồm các bài tập gập duỗi chân, tập với xe đạp tập,... Thường thì các bác sĩ sẽ cho tiến hành bài tập này khi mà chấn thương vửa xảy ra.

Giảm sưng

Giảm sưng cũng là một trong các bước giúp gân và dây chằng hồi phục. Để giảm sưng bạn cần chườm đá lạnh lên vùng chấn thương mà bị sưng phồng lên, giúp tăng tuần hoàn máu của phần tổn thương này. Nên kết hợp động tác co đầu gối lên trong khi chườm đá.

Sau khi chườm cần buộc đai deo hoặc băng gạc quanh đầu gối, đồng thời cũng cần kết hợp với tập thể dục sẽ giúp giảm sưng tốt hơn.

Duy trì lực của cơ bắp

Khi gặp chấn thương ở mức độ nhẹ thì bạn không nên dừng hẳn việc tập luyện mà nên tập với cường độ nhẹ để duy trì lực của cơ bắp. Bạn nên thực hiện một số bài tập nhẹ như nằm nhấc chân, tập squat, ngồi đá chân, bài tập đùi trước và đạp chân.

Nên tập các bài tập có cường độ nhẹ để duy trì lực của cơ bắp

Nên tập các bài tập có cường độ nhẹ để duy trì lực của cơ bắp

2. Bài tập phục hồi sau phẫu thuật

Những trường hợp tổn thương nặng cần phải có phác đồ điều trị cụ thể

Những trường hợp tổn thương nặng cần phải có phác đồ điều trị cụ thể

Với những trường hợp chấn thương nặng cần phải phẫu thuật để các khớp xương hoạt động bình thường trở lại, đảm bảo sự an toàn cho các cơ và dây chằng. Quá trình tập luyện phục hồi sau phẫu thuật được chia thành các giai đoạn như sau:

Tuần 1-3

Trong giai đoạn này các bài tập đều hướng đến việc tăng khả năng vận động, làm sao để bệnh nhân có thể di chuyển mà không cần phụ thuộc vào nạng. Bài tập có thể bao gồm tập tạ, đap xe nhẹ nhàng, nhón ngón chân hoặc gót chân phụ thuộc vào phần bị tổn thương.

Tuần 4-6

Trong giai đoạn tiếp theo này bạn vẫn sẽ duy trì các bài tập trên để các khớp được co duỗi nhiều nhất. Bên cạnh đó giai đoạn này còn hướng đến mục tiêu là phục hồi dáng đi bình thường cho bạn.

Các bài tập trong giai đoạn này sẽ sử dụng các loại dụng cụ để thực hiện các bước lên, xuống bằng chân, đồng thời kết hợp với bài tập chùng chân. Bác sỹ cũng khuyên bạn trong giai đoạn này cũng nên sử dụng các loại máy ở phòng gym để tập đùi trước và đùi sau hoặc là tập chân.

Tuần 7-16

Giai đoạn sau cùng sẽ giúp bạn cử động được toàn bộ chân và ngăn ngừa những tái phát như sưng hoặc đau nhức trong quá trình tập luyện sau này.  Trong quá trình này bạn sẽ được tập luyện với máy chạy bộ, máy leo cầu thang, xe đạp tập,… hoặc cũng có thể lựa chọn bơi lội để vận động toàn thân.

Những tổn thương gân và dây chằng rất dễ để phục hồi nên bạn hãy lưu ý và tập theo những bài tập phục hồi ở trên để có thể đạt được hiệu quả tốt nhất nhé!

← Bài trước Bài sau →
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.
iconKhuyến mãiiconCửa hàngiconLiên hệicon0Giỏ hàng
click me