Cách chọn giày chạy bộ phù hợp cho từng đối tượng ai ai cũng nên biết
- Người viết: THPRESS CONTENT lúc
- Tin tức
- - 0 Bình luận
Để nâng cao chất lượng cũng như tránh những chấn thương không đáng có, bạn cần chọn đôi giày chạy bộ phù hợp với bàn chân. Hãy cùng trang bị kiến thức về cách chọn giày chạy bộ trong bài viết này nhé.
Nhìn chung, một đôi giày có thể sử dụng để chạy được trong vòng từ 650-800km. Đồng nghĩa với việc là một người yêu thích chạy bộ, bạn sẽ cần thay ít nhất 2 đôi giày mỗi năm. Vì vậy hiểu biết về cách chọn giày chạy bộ là vô cùng cần thiết.
Phân loại giày chạy
Giày chạy bộ cũng có nhiều loại khác nhau
Giày chạy đường bằng (Road-running shoes) được thiết kế để có thể chạy trên mặt đường nhựa, hoặc đôi khi có thể sử dụng để chạy trên mặt đường hơi gồ ghề. Nhẹ và mềm dẻo, chúng được chế tạo để đem lại sự ổn định tốt, làm êm bàn chân khi chạy liên tục trên những bề mặt địa hình cứng và bằng phẳng.
Giày chạy đường mòn (Giày chạy địa hình (Trail-running shoes) )được thiết kế để sử dụng trên những đoạn đường mòn nhiều sỏi đá, bùn lầy, nhiều gốc, rễ cây và các chướng ngại vật khác. Chúng được tối ưu với đế cao su có gai đế dày đặc, tăng khả năng ma sát và độ ổn định, hỗ trợ bảo vệ bàn chân.
Giày tập luyện chéo (Cross-running shoes) được thiết kế dành cho việc tập thể dục hoặc tập luyện Crossfit (là phương pháp bao gồm các bài tập tổng hợp về thể lực, sức bền, độ dẻo dai, …) hoặc các bài tập thăng bằng, những bài tập mà sử dụng một đôi giày có đế mỏng được ưa chuộng hơn là đế dày.
Phân loại kiểu bàn chân của bạn
Để chọn được giày, cần phân loại kiểu bàn chân của bạn
Góc nghiêng bàn chân
Bàn chân con người nói chung có thể chia thành 3 loại hình sau:
- Chân gồ, hay chân vòm cao (high-arch)
- Chân bình thường (medium arch)
- Chân phẳng (low arch, hay flat foot)
Góc nghiêng cổ chân khi tiếp xúc
Ngoài kiểu bàn chân, góc nghiêng cổ chân khi tiếp đất (nôm na là kiểu chạy) cũng là yếu tố cần xét đến khi chọn giày. Về cơ bản, kiểu bàn chân khác nhau sẽ có góc nghiêng khác nhau tương ứng:
Chân gồ: có xu hướng đáp ngoài (under-pronation, supination)
Chân bình thường: có xu hướng đáp chinh diện (normal pronation)
Chân phẳng: có xu hướng đáp lệch trong (over-pronation)
Khi các bạn xác định được kiểu của lòng bàn chân và độ lệch của chân thì các hang giãy sẽ tư vấn cách chọn giày chạy bộ với các dòng sản phẩm tương ứng:
Chân gồ: giày NEUTRAL
Chân bình thường: giày STABILITY
Chân phẳng: giày MOTION CONTROL.
Các bước chọn giày chạy bộ
8 bước sau đây sẽ giúp bạn kiểm tra và chọn giày
Sau khi đã xác định rõ vóc dáng chân và nhãn hàng yêu thích, quy trình 8 bước sau đây sẽ giúp bạn kiểm tra và lựa chọn chính xác khi mua giày ở cửa hàng:
Bước 1: Chọn giày không có đệm mắt cá chân, vì giày này tốt cho việc sử dụng hàng ngày.
Bước 2: Giày có phần đế không quá hẹp. Đế giày nhỏ sẽ làm phần tiếp xúc với mặt đất nhỏ đi, gây khó chịu và kém giữ thăng bằng.
Bước 3: Chọn những đôi giày có thiết kế thông hơi hoặc có chất liệu thoáng để không hút hay giữ ẩm.
Bước 4: Uốn cong phần mũi giày. Khoảng 1/3 độ dài giày cần mềm dẻo, 2/3 còn lại cần cứng cáp và khó uốn.
Bước 5: Nắm phần mũi và gót giày, thử xoắn giày lại. Giày tốt sẽ không bị bóp méo và biến dạng.
Bước 6: Nhấn vào phần đuôi giày (phần tương đương với xương cổ chân), để kiểm tra độ chắc của giày.
Bước 7: Kiểm tra các đường may của giày, dọc theo các viền ngoài và trong.
Bước 8: Đi thử. Đừng vì quá thích một mẫu mã mà ép bản thân phải mang một đôi giày chật nhé, hãy nhớ rằng bạn sẽ phải mang một đôi giày trong một thời gian dài.
Hy vọng bài viết trên đã giúp bạn có những kiến thức cơ bản nhất về cách chọn giày chạy bộ. Để chắc chắn mình sẽ mua được một đôi giày chạy bộ ưng ý, hãy mua trực tiếp ở các cửa hàng uy tín như Động Lực Shop nhé.